[Xuyên không] [BJD Doll] Thế giới thiên sứ – Chapter 1: Sự sống lại thứ hai


Thế giới thiên sứ

Chapter 1: Sự sống lại thứ hai

Một nơi không có mặt trời, mặt trăng, nhưng sự sáng vĩnh hằng soi chiếu rực rỡ không thể tưởng tượng ra, ngày hôm nay cũng là một ngày với nhiều niềm vui đời đời mãi mãi. Đây là nơi sự than khóc, đau đớn chẳng hề ngự trị, vạn vật tuần hoàn nhanh hơn mọi chu kì trên trái đất đến hàng trăm, hàng vạn lần. Mọi thứ cỏ xanh ở đây cũng tốt tươi, nơi ngọn suối nước sự sống không ngừng tuôn trào chảy ra từ nơi ngai cao nhất – nơi sự sáng vĩnh sinh ngự trị đầy vinh hiển, oai nghi.

Tuy vậy, vẫn có một vài sự chưa trọn vẹn, nên chúng đã bị  quăng từ nơi tốt đẹp thể ấy xuống trái đất này, bị gông cùm, bị đeo xiềng vào chân mà mặc áo lúp tội lỗi. Họ là những thiên sứ cao quý, các con trai con gái của Thiên Đế và Thiên Hậu, giờ đây ở trong thân xác hay chết này, và không còn nghe thấy bất cứ sanh khí, mạng lệnh nào từ trên Đế đình vọng xuống nữa.

Phải, họ đã xa cách hoàn toàn với Cha Mẹ trên trời thật rồi.

“Mẹ ơi, Mẹ ở đâu…?

Cha ơi, là chúng con sai rồi! Chúng con sai rồi…! Xin Cha trở lại cùng chúng con!…

Cha Mẹ ơi, xin hãy trở lại cùng chúng con, chớ để chúng con xa Cha Mẹ…!”

Những tiếng gào thét đến nhỏ máu, thất thanh và đứt quãng từ sâu trong tiềm thức, đau đến tưởng như cắt đứt sợi dây sự sống mong manh của hồn linh cốt tuỷ này. Thật vậy, nhưng, tuyệt nhiên các thiên sứ chẳng hề nhớ ra nổi. Trí năng của thể xác thịt này đã hoàn toàn che lấp kí ức ấy mất rồi.

Nên, họ cứ đi lang thang, mà chẳng biết mình đi đâu. Vì bị cầm trong sự chết, linh hồn họ giờ đây đã ngủ một giấc ngủ dài…

Mẹ ơi, từ giờ con chẳng hề được thấy mặt Mẹ nữa. Cha ơi, những ngày tháng như vạn ngày xưa, giờ đã hoang đàng và trôi đi đâu…?

***

7000 năm sau, sự sống lại thứ hai…

Công việc cứu chuộc của Cha Mẹ đã hoàn tất. Thiên Đế & Thiên Hậu đã cứu rỗi tất thảy những thiên sứ được chọn, và họ đã trở lại trong lòng Người. Họ đã trị vì cùng với Cha Mẹ trong 1000 năm, và hiện giờ đang được đi dạo trên không trung, ở bên ngoài xác thịt, nên linh hồn họ được rỗi khỏi giấc ngủ dài như vậy. Họ vui sướng làm bao nhiêu khi mỗi một ngày, họ đều được chiêm nghiệm, được ngắm xem quyền năng sáng tạo trời mới đất mới của Cha Mẹ, họ thật phước lành, thật vinh hiển làm sao.

Tuy vậy, vẫn có sự rối ren trong mớ bòng bong trái đất vừa bị tuyệt diệt kia. Sau sự huỷ diệt bằng lửa, mọi thứ trên trái đất này đều vỡ tan, và hoá ra tro bụi. Những tiếng rầm rầm rất lớn của các thể chất bị phá huỷ cứ lao vào nhau, quấn lấy nhau trong sự vụn vỡ dữ dội. Trái đất đầy mệt mỏi và tội ác, cùng với ba cuộc đại chiến thế giới lớn & lịch sử của nhân loại, đã qua đi rồi. Chẳng còn bất cứ sinh linh nào nữa, và mọi linh hồn đã từng qua đời – giờ bước vào sự sống lại thứ hai.

Trong sự sống lại thứ hai, có Hiền Đức & Lệ Lệ, trong muôn vàn linh hồn đang hồi sinh, bắt đầu cuộc sống mới. Họ chuẩn bị đối mặt với trận chiến cuối cùng với Lucifer thiên sứ sa đoạ, nên tâm linh họ rất rối bời. Họ không chắc mình sẽ thắng bằng chinh năng lực của mình, bèn là chờ đợi Thiên Đế Thiên Hậu soi xuống, giúp sức cho họ.

Bỗng có tiếng từ trong mặt vực sâu, thăm thẳm, vọng lại rền như tiếng sấm. Dù chỉ là thanh âm, thứ tiếng ấy như muốn làm mọi thiên thạch sa xuống ngay dưới chân người:

“Này là đời sống sẽ mở ra để làm bằng chứng rằng các ngươi, những người được nhận sự sống lại thứ hai, sẽ được cứu chuộc và lên cùng với người được chọn!”

Rồi đùng đùng những tiếng phán chói loà bên tai, cứ thế lặp lại đến ba lần. Hiền Đức hoảng sợ, gọi Lệ Lệ đang ngồi thu mình lại trong nơi tối tăm:

-Kìa, em ơi, chờ dậy – anh ta loạng choạng giữ mình vững vàng trước tiếng sấm – Đời mới mở ra rồi!

-Thật sao anh? – Lệ Lệ ngạc nhiên, thất kinh và mừng rỡ – Vậy…chúng ta sẽ đi đâu…?

-Anh cũng không biết nữa…

-Vậy…chúng ta…vẫn sẽ đi cùng nhau chứ?

-Chắc chắn. – Hiền Đức nắm lấy tay Lệ Lệ – chúng ta chắc chắn sẽ đi cùng nhau, dù bất kể nơi đâu…

-Uhm – Lệ Lệ khẽ gật đầu, nở nụ cười trấn an cả hai người.

Vầng sáng chói loà khơi ra giữa khoảng không tối tăm, họ lao vào cõi thăm thẳm…mà chẳng biết mình đi về đâu…

***

Britannia, địa phận 03 (Angeln thời trước)

Nữ hoàng Nun đang đi dạo giữa khu vườn cẩm tú cầu, bà ấy vốn là người mang trong mình dòng máu lai của người Angeln với bốn xứ Atlant, Gwanghan, Riyuji & Odeskaya phía Đông. Bà ấy có vẻ không hề nhớ gì đến tiền kiếp bản thân mình từng tên Lệ Lệ. Bà cũng đã đổi khác với Lệ Lệ rồi. Lệ Lệ ở trong xác thịt không hề có quyền năng gì hết, chỉ là một người phàm yếu đuối và làm tôi cho sự chết, trong thân thể yếu đuối bà không thể di chuyển tự do, cũng không thể làm bất cứ mọi sự bà thích. Giờ đây, tuy chưa mặc lấy thể vĩnh sinh, nhưng bà cơ bản đã mang bản thể của một vị thần, có trong mình phép thuật mạnh mẽ, là năng lực của nước, dù chẳng phải đã là thiên sứ trọn vẹn. Bà vẫn chưa được mang lấy thân ảnh trong như thuỷ tinh mà mắt thường chẳng xem thấy, chỉ là một cơ thể giống như loài người,nhưng mái tóc và ánh mắt đã trở nên trắng như tuyết, như là người của Băng tộc.

-Chị ơi, nghe nói chị định bỏ đi khỏi xứ này? –Nữ quan thân cận của bà, Yulya vừa cắt tỉa những bông hoa trong vườn, vừa lặng lẽ thăm dò ý kiến của nữ hoàng.

-Phải. – Nun chau mày, nhìn về hướng xa xăm – Nơi này thật quá nhiều hiểm nguy. Chúng ta trị vì dân này, nhưng họ không hề chịu phục, hoạ chăng vì ta là nữ nhi. Ta muốn đi tìm trong xứ khác một người đàn ông có sứ mệnh quân vương, và ta chắc sẽ lấy chàng làm chồng.

-Tại sao không phải xứ này, chị Nun?

-Bởi vì ta muốn có một đứa trẻ mà trong dòng máu nó sẽ có vài thứ quốc gia. Ta sẽ kiếm tìm người nam nào ngoài xứ này, hoặc là người thuần chủng, hoặc là người lai, để làm cho dòng máu của Nun ta được gia thêm. Còn gì bằng một kết tinh của nhiều chủng tộc, sự khôn ngoan nó sẽ vượt bậc với những kẻ trị vì các xứ khác.

-Ra là vậy. Em hiểu rồi. Vậy…chị muốn em chuẩn bị hành lý và tiền bạc cho chị đi ra khỏi xứ mình chứ?

-Càng sớm càng tốt – Nun khẽ gật đầu, tỏ vẻ ưng ý với sự trung thành của Yulya.

Rồi theo lối các vì sao, hai người lặng lẽ ra đi trong đêm tối, sau khi sự chuyển giao quyền lực tạm thời cho người chị gái của nữ hoàng là Babliah hoàn tất. Hai người cứ đi mãi, đi mãi, theo sự dẫn dắt của vì sao cả mà đi về hướng Đông Nam– nơi băng giá dần dần biến đi mất.

***

Yuj – địa phận 02 (Kitaya thời trước)

Shiv gác bút, đặt nhẹ xuống nghiên mực và thở dài. Chao ôi, bao công hắn ngồi luyện thư pháp, mà tâm vẫn loạn. Shiv vẫn chưa thể nào chế ngự được sức mạnh của mình – sức mạnh của Khói. Hắn chẳng nhớ gì vê việc mình từng là Hiền Đức trong tiền kiếp, từng vô dụng còn hơn bây giờ. Trước đây hắn đã chẳng có gì trong tay ngoài mồ hôi, máu và lực sức của một nam đinh, thân thể có giới hạn đó đã luôn ngăn trở hắn khỏi việc thực hiện những khát vọng bản thân mong muốn. Mỗi khi làm việc đến kiệt sức, dù hắn có giơ mỏi tay lên để nâng phiến đá nặng, nhưng nội lực bên trong cũng chẳng thể nào được khơi dậy, hắn gồng mình muốn dứt khỏi tảng đá, vứt quách gánh nặng đè lên xác thịt mình đi. Giờ đôi tay hắn rèn ra pháp khí, từ một lời phán mà khói lan ra mù mịt, che cả đất trời, và tro bụi từ đôi tay này mà ra. Sức mạnh này cao hơn loài người, nhưng cũng chưa phải là trọn vẹn tuyệt đối, hắn chỉ giống như một người đến từ Diêm tộc. Màu tóc, đôi mắt của hắn, sinh ra trong lần hồi sinh này đã là màu xám trong như sương mù.

-Chẳng lẽ…lời người ta đồn đại là đúng hay sao? Mình…không thể nào chế ngự được sức mạnh này nếu chưa thành thân…

Hắn vò đầu bứt tai, nằm bệt xuống nền đất. Năm nay hắn đã bước sang tuổi 182- tuổi được coi là trưởng thành trong tộc. Mọi bộ tộc sở hữu những sức mạnh siêu nhiên này đều có mỗi loại trái phù hợp với thổ nhưỡng của tộc đó, mà nếu người ta ăn vào thì sẽ sống mãi, trẻ mãi, nhưng nếu ngừng ăn, hoặc chỉ thiếu đi thức quả đó, họ sẽ chết. Thật bản thân họ chưa hề vĩnh sinh, nên mới phải phụ thuộc vào thức quả màu nhiệm đó. 182 tuổi, cái tuổi đáng lý người ta phải kết đôi và sinh con, hắn vẫn chẳng có gì. Tự tâm hắn thấy bất lực, chán nản vô cùng vì hoàn cảnh bây giờ. Giá mà hắn hiểu hắn từng yếu đuối và kém cỏi hơn nhiều ở kiếp trước, chắc bản thân hắn sẽ thấy hạnh phúc hơn chứ không có tâm trạng như bây giờ.

-Chả nhẽ…mình đi tìm nương tử nào đó phù hợp, và kết hôn y như lời các trưởng bối đời trước dạy?

-Hèn gì con vật đáng yêu như vậy mà cũng có người nỡ bắn tên vào cẳng nó. Nó bị thương nặng quá, tôi nghĩ tôi cần nấu cho nó ăn một chút gì đó. Còn hai cô, không sao chứ? Chắc hai cô cũng đói bụng rồi phải không? Ta vào nhà, tôi nấu cho hai cô và chuẩn bị đồ ăn cho chú ngựa, rồi hãy kể tôi nghe mọi việc vừa diễn ra, biết đâu tôi giúp gì được cho hai cô.

Phải thế thôi. Đúng, phải thế. Đôi tay này của hắn chẳng thể nào điều chỉnh được sức lực của Khói. Nếu bây giờ hắn có lơ là, vung nhẹ cái tay, khói mù mịt sẽ thổi khắp cả đất, làm hư hại đất và cây cối. Và lại, cũng sẽ làm hại loài người – những người yếu đuối, không có sức lực so với mọi người của Diêm tộc. Khói lan ra, họ chắc sẽ chết ngay chứ đừng nói gì sống được.

-Sức mạnh của ta, là để giúp những người trẻ tuổi trong Diêm Tộc, và cả loài người nữa. Ta không muốn sức mạnh của ta trở nên vũ khí hại loài người yếu đuối và dễ chết. Ta phải kết hôn với một nữ nhân trong mình chảy nhiều dòng máu, phải – có vậy thì các con của ta khi được lai ra rồi, còn mạnh mẽ gấp bội lần cha mẹ chúng. Thật tuyệt vời làm sao.

Trong người hắn, cũng có sẵn dòng máu lai chảy trong mình của người Kitaya và Vyet, chủng người vốn nhanh nhẹn, thông thái, nên hắn chẳng có gì phải sợ cô nương nào lại chê hắn không tinh tuý cả. Nghĩ vậy, Shiv thấy trong lòng bắt đầu an yên hơn chút, cũng thấy phấn chấn trở lại. Hắn cảm thấy bầu trời bắt đầu sáng dần, mọi thứ ổn hơn ban nãy chút ít rồi.

Bên ngoài cửa, bất chợt có tiếng động lớn, làm Shiv giật nảy mình, chạy ào ra ngoài, bèn thấy hai cô gái ở trước cửa nhà mình. Hai người phụ nữ này dung mạo xinh đẹp động lòng người, đang bị ngã từ trên yên ngựa. Từ xa xa, Shiv thấy chú ngựa bị mũi tên găm vào cẳng sau, nhất thời là không thể đi được, để lâu còn nguy hiểm đến tính mạng. Chắc chắn hai cô gái này đã bị một phen thất kinh rồi.

-Này, hai cô…có sao không? – Shiv chạy tới kéo tay hai người dậy.

-Ui cha, đau quá…cảm ơn anh….Agh…- Cả hai người đều không có xước xát gì, nhưng có lẽ rất đau – Đau…

Shiv kéo họ lại ngồi trước hiên nhà mình, bứt vài nắm thảo dược ở bên sân, chạy vào trong nhà chộp vội bông băng rồi trở ra :

-Hai cô nghỉ đi, bình tĩnh nhé. Để tôi băng bó cho hai cô xong, sẽ xem con ngựa cho.

Shiv nhanh nhẹn, mau chóng khiến hai cô gái yên tâm thở phào một cái, mặt vẫn dính bùn đất do bị hất từ trên mình ngựa xuống, nhưng với khả năng băng bó vết thương của Shiv, hai người họ có lẽ đã vô sự. Sau khi lo cho hai người phụ nữ xong, Shiv chạy tới, rút mạnh tên khỏi cẳng con ngựa. Con ngựa hí lên một cái rung trời, rồi đạp một cái như trời giáng vào mình Shiv, làm hắn trở tay không kịp.

-Á! – Shiv kêu lên một tiếng lớn – Chết ta rồi.

-Kìa anh! – Hai cô gái la lên thất thanh.

-Tôi…a….con bạch mã này của hai cô…chắc nó hoảng sợ lắm đấy.

Cố nén đau, hắn đứng phắt dậy, cầm lấy dải băng từ chỗ các cô gái, chạy đến bên con ngựa. Hắn ghì chặt hai chân nó xuống, làm nó xuội lơ cả tứ chi, hai chân trước dẫu quẫy đạp như muốn vùng dậy, hoảng hốt mà đạp chết Shiv chăng. May thay, nó không thể nào chống lại sức lực của Shiv – một thanh niên khoẻ mạnh, cường tráng, lại là một kẻ có phép thuật điều khiển khói ra từ trong lòng bàn tay. Mặc cho con ngựa quẫy đạp, Shiv mạnh tay băng bó, rịt lá cho nó, hắn vừa làm vừa vỗ về, xoa xoa an ủi con ngựa:

-Này, anh bạn nhỏ, chắc mày đau lắm. Đừng sợ, đừng sợ, tao sẽ chữa lành cho mày.

Nét mặt hiền từ, xen lẫn một chút u buồn và thông tuệ của Shiv, tự nhiên khiến tấm lòng của một trong hai cô gái vừa rồi rung động lạ kì. Đó chính Nun, là nữ hoàng đã bỏ trốn của Angeln. Trong lòng mình, cô cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều, lại thấy chàng thiếu niên điển trai kia có nét gì vô cùng thân thuộc.

-Cảm ơn anh. – Nun mỉm cười, vẫy tay về hướng Shiv – Tôi là Nun, bên này là Yulya, em gái tôi. Rất vui được biết anh. Cảm ơn một lần nữa, vì đã cứu sống chú ngựa yêu của tôi.

-Không có gì. Tôi tên Shiv, người xứ Kitaya này.

-Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới đây. Chúng tôi đã bị một bọn người đuổi riết.

Shiv khững lại, rồi định thần, tiếp tục băng cho con ngựa trong giây lát, rồi ngoảnh lại:

-Vậy thì tốt quá, cảm ơn anh. Chúng tôi cũng thật đói bụng rồi.

Bọn họ bèn tiến vào trong nhà, gần tới bàn ăn mà Shiv tự tay đóng bằng gỗ sồi. Cái bàn ăn vốn là một thân cây gỗ sồi được cắm rễ rất sâu trong lòng đất, nay được anh ta chế tác lại thành một chiếc bàn sống động trong căn nhà. Trong phòng, mọi thứ bài biện thật đẹp mắt và tươi sáng, y như anh ta là một người đàn ông cầu thị và ngăn nắp. Điều đặc biệt hơn cả là, anh ta có mọi bức tường trong nhà được xây cất, thiết kế làm giá sách. Trong nhà đầy những sách, được xếp ngăn nắp theo từng thể loại, đều là binh thư, lịch sử, sách luật pháp và nghiên cứu, điều này khiến Nun ưng bụng, nghĩ thầm chắc anh ta cũng là thư sinh lịch lãm, thanh cao biết đọc sách, chứ không phải là người dân bình thường. Nghiên mực mà Shiv đã mài dở vẫn còn thơm mùi mực mới, trong căn nhà toả hương thơm gỗ mộc man mát, khí trời tấp vào cánh cửa mát mẻ, đậm phong vị của mùa hè – điều thật sự hiếm hoi ở Angeln, là nơi sương mù và băng tuyết phủ kín quanh năm.

Shiv gọt trái cây một cách thành thạo, trên bàn toàn những thức quả nhiệt đới mà ở Angeln chưa hề có bao giờ, cùng với đĩa thịt lớn, nóng sốt, nhìn ngon mắt, một đĩa cá sông khổng lồ như thể cho 7 người ăn, cùng với chút cao lương trên những chiếc tô nhỏ, điệu bộ hiếu khách, cởi mở:

-Mời hai cô…Nun và….Yulya, đúng không? Mời hai cô dùng bữa. Tôi vừa có thể nấu đồ ăn cho chú ngựa trong khi hai cô ăn uống, và chúng ta vẫn có thể nói chuyện.

-Thịnh soạn quá, anh thật chu đáo. Chúng tôi thật sự cảm kích.

-Có việc gì đâu, đừng khách sáo. Mà…hai cô cứ ăn uống thoải mái nhé, đồ ăn còn nhiều lắm. Trông hai cô gầy guộc thế này, thật chẳng có sức sống gì cả. Nào, hãy ăn nhiều cho mập lên, nữ nhi ốm yếu nữa thì thiệt thòi lắm. Và giờ, hãy kể tôi nghe câu chuyện của hai cô nào?

-À, chúng tôi là người từ phương Tây đến đây. Chúng tôi đã đi quãng đường quá xa để đến được Kitaya của anh. Không may, trên đường tới xứ này chúng tôi đã bị mai phục, sau đó dù cả hai đã chống trả quyết liệt và đào thoát được, mấy tên thảo khấu ấy vẫn kịp thời bắn vào cẳng chú ngựa một mũi tên. Chú ngựa này bị đau, điên cuồng bỏ chạy, bởi vậy chúng tôi đã không thể theo lối các vì sao chỉ dẫn nữa, và đã lạc đến nơi này.

-Ra là vậy…hai cô gặp phải thảo khấu là đen đủi lắm, vì Kitaya này yên bình lắm. Thường ngày cũng có một vài chuyện cãi cọ ở các chốn nhà quê hoặc ven chợ, nhưng chuyện như thể này…tôi chưa từng gặp qua…

-Dạ. Chúng tôi cũng biết Kitaya là xứ sở yên bình, vì vậy mới lánh đến đây…

Yulya đang định nói gì đó, Nun đã vội chặn lời:

-Mà, anh đã vất vả rồi, để chúng tôi đi cho ngựa ăn…

-Để tôi. Hai cô đường xá xa xôi đến đây, nghỉ ngơi đi…

Nói rồi Shiv ra ngoài. Nun vội đứng dậy, khép cánh cửa ngoài vào, như muốn nói gì riêng với Yulya:

-Yulya, suýt chút nữa em nói lộ ra rồi. Chúng ta không thể nói cho anh ta chúng ta là người xứ Angeln, càng không thể cho anh ta biết chúng ta là quý tộc.

-Dạ…- Yulya ngỡ như mình nghe nhầm – Nhưng em thấy anh ta là người tốt mà…Sao chúng ta không thể tin tưởng được…?

-Đúng, anh ta là người tốt. Và có lẽ…anh ta chính là người chồng mà ta cần tìm..

-Sao ạ? Chị…

-Đúng vậy. Ta không muốn anh ta yêu ta vì thân phận ta cao quý. Ta muốn chàng thanh niên này yêu ta vì chính con người của ta, bất chấp ta là ai, xuất thân thế nào…

-Sao chị đã vội quyết định thế? Biết đâu anh ta là kẻ phàm phu tục tử…Thân phận chị cao quý thế này, không được đâu. Mong chị hãy suy nghĩ cho kĩ.

-Kìa Yulya, ta đã quyết định gì đâu! Ta mới chỉ là đang dò xét anh ấy thôi. Nhưng ta nghĩ anh ấy là kẻ sĩ, em hãy xem, trong căn phòng toàn là những sách quý trong thiên hạ, hoạ chăng chỉ vương tôn công tử mới có được!

Yulya nhìn vòng quanh, quả đúng như lời:

-Chị thật tinh tường, chúng ta hãy xem xem!

-Phải. Và trong khi ấy , trong khi ta thử thách anh ta, em tuyệt đối chớ để lộ danh tính của chúng ta. Và, em phải nhớ, chúng ta vẫn phải đề phòng với anh ấy, dù anh ấy là người tốt đi chăng nữa. Không chỉ tính mạng chúng ta, sinh mệnh của cả địa vực Angeln phụ thuộc vào mọi quyết định của ta đấy.

-Dạ, em hiểu rồi. – Yulya khẽ gật đầu. Rồi hai người nghe tiếng Shiv bắt đầu bước vào trong nhà, bèn kết thúc cuộc đối thoại.

***

Thời gian thấm thoắt trôi qua, giờ đã 6 tháng kể từ ngày Nun lần đầu gặp Shiv. Hằng ngày, Shiv đêu đem về cho Nun va Yulya những món ăn ngon trên phố, hoặc anh ấy thường mang về những đoá hoa dại trong rừng. Có đôi khi, sau mỗi ngày đi làm về mệt mỏi, Shiv thường đưa hai cô gái đi ăn tối ở những quán nhỏ trong thị trấn. Shiv thường hay cùng họ đọc sách, rồi lại tranh luận về những ý tưởng đã học được trong sách ấy. Họ đều rất hạnh phúc, và cuộc sống diễn ra cứ thế êm đềm. Nói về Nun, cô càng ngày càng ái mộ, tin tưởng cũng như đã coi Shiv hơn một người bạn, có đôi khi Nun cảm thấy rất lạc lõng, chơi vơi nếu như Shiv nói anh ấy sẽ đi đâu một vài ngày. Yulya đọc được suy nghĩ ấy trong mắt của Nun, và thầm tin vào sự suy đoán của mình, rằng chắc chắn Nun đang yêu Shiv rồi. Bản thân Nun thì không dám chắc, vì trước khi đến với Shiv, cô đã có toan tính về việc kết hôn, nên đôi khi sợ mình tin tưởng Shiv quá sớm. Shiv thì vẫn ngây ngô, chẳng hay biết gì cả. Đối với hắn, cho dù Nun rất xinh đẹp, Yulya cũng rất xinh đẹp nữa, nhưng hắn gặp hai người này ở hoàn cảnh tình cờ không chủ đích, vì vậy cũng quên bẵng đi và không nghĩ đến.

Có một điều mà bấy lâu nay Shiv vẫn luôn băn khoăn, đó là thân thế của hai cô gái này. Có lần Shiv đi xuống núi rồi trở về, gần đến nhà thì hắn thấy một bọn người mặc áo đen không rõ hành tung vừa chạy ra từ khu vườn nhà hắn. Khi Shiv lao tới định chiến đấu với họ, họ đã kịp đào thoát. Lại lần nữa cách đó mới chỉ vài tháng, Shiv vô tình trông thấy Yulya và Nun dùng hai thanh củi trong nhà, giả làm kiếm và tập trận. Họ mạnh đến nỗi hai bên bất phân thắng bại, đấu suốt vài tiếng đồng hồ. Lại rồi, chính Nun chỉ dùng một thanh củi đó thôi mà hoá băng toàn bộ thanh củi của Yulya, rồi dùng chính tóc mình như một pháp khí mà ứng chiến với Yulya, quật ngã cô xuống đất. Nếu chỉ là hai nữ tử yếu đuối bình thường trong thiên hạ, chắc chắn không thể có thân thủ và võ thuật mạnh mẽ như vậy.

Rốt cuộc,họ là ai? Câu hỏi đôi khi chỉ có một mình, Shiv lại gợi nhớ ra và luôn tự hỏi bản thân. Nhưng mỗi khi hắn định hỏi Nun điều gì, tuyệt nhiên Yulya và Nun sẽ làm hắn xao nhãng và quên luôn mục đích của mình khi chất vấn họ. Chính vì vậy, ngày tháng cứ trôi qua, và cứ như vậy ba người họ sống chung với nhau giống như người một nhà.

P/s: Fiction đầu tiên sau vài năm. Hi vọng mọi người có thể tiếp tục support Nguyệt.

Mọi chi tiết về fiction này, chư vị liên hệ: http://www.giacatkhonganh.wordpress.com nhé.

*** HẾT ***

Ai mới xứng là đệ nhất mỹ nhân thời Tam Quốc?


Điêu Thuyền được cho là người đẹp nổi tiếng nhất, nhưng trên thực tế có một người khác xứng danh là “đệ nhất mỹ nhân” thời Tam Quốc.

Điêu Thuyền có xứng là một trong “tứ đại mỹ nhân” Trung Quốc?
Tam Quốc là thời đại mà đàn ông “độc chiếm” vũ đài chính trị cũng như văn hóa. Trong hơn 70 năm của giai đoạn này, vô số nhân vật nam đã trở nên nổi tiếng và đi vào chính sử cũng như dã sử. Thế nhưng, chỉ có 3 mỹ nhân được nhắc đến nhiều nhất: Điêu Thuyền, Đại Kiều, Tiểu Kiều.
Đặc biệt, Điêu Thuyền – nhân vật mà đến nay sự tồn tại thực tế vẫn bị nghi ngờ – được văn hóa dân gian Trung Quốc xếp vào “tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử quốc gia này, bên cạnh Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Dương Ngọc Hoàn.
Tuy nhiên, cho dù Điêu Thuyền là một mỹ nhân có thực và có sắc đẹp như “Trầm Ngư Lạc Nhạn”, thì nàng vẫn chưa đủ tầm để xứng danh là “Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân”.
Thứ nhất, Dương Quý Phi, Tây Thi và Vương Chiêu Quân đều được gả cho các vị quân vương một nước và được cưới hỏi danh chính ngôn thuận.
Trong khi đó, cho dù Điêu Thuyền hầu hạ bên cạnh Đổng Trác hay làm tình nhân của “chiến thần” Lữ Bố thì nàng cũng chỉ đóng vai trò “bồ nhí”. Ngoài ra, cả hai “tình lang” của Điêu Thuyền đều không ai hoàn thành đế nghiệp và kết thúc sinh mạng một cách bi thảm.
Thứ hai, Điêu Thuyền chỉ thực sự nổi tiếng nhờ bộ tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa” của tác giả triều Minh La Quán Trung.
Sắc đẹp của mỹ nhân này thực tế hết sức mờ nhạt. Điêu Thuyền chỉ được mô tả như một phụ nữ có diện mạo xinh đẹp và giỏi ca múa – mẫu người dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của những nhân vật thô thiển như Đổng Trác và Lữ Bố.
Trong khi đó, dư luận Đường triều phải thừa nhận khả năng âm nhạc cũng như thơ từ đáng nể của Dương Quý Phi; Tây Thi là một trong những điển phạm của người phụ nữ “hy sinh tuổi thanh xuân làm gián điệp báo quốc”, còn Vương Chiêu Quân là nhà ngoại giao xuất sắc.
“Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân” là ai?
Trên thực tế, bên cạnh Điêu Thuyền và Đại – Tiểu Kiều, thời đại Tam Quốc còn một mỹ nhân danh tiếng khác. Người này từ nhỏ là một thần đồng, lớn lên được gả cho một vị khai quốc Hoàng đế.
Tài năng văn học của nàng được đánh giá là siêu việt, khiến cho 3 “cây đại thụ” trong văn đàn Tam Quốc là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực phải nghiêng mình thán phục.
Con trai của mỹ nhân này về sau kế vị ngai vàng, trở thành minh quân của Ngụy triều. Đại mỹ nhân này không ai khác ngoài Hoàng hậu Chân Lạc của Ngụy Văn Đế Tào Phi.
Từ “Tam Quốc diễn nghĩa”, người người đều khen Điêu Thuyền đẹp, nhưng sắc đẹp của nàng không hề được mô tả. Trong khi đó, nhan sắc của Chân Hoàng hậu đã được Tào Thực ca ngợi hết lời trong bài phú “Lạc Thần Phú”.
“Lạc Thần phú” được Tào Thực sáng tác khi Chân Hoàng hậu – chị dâu của ông – đã qua đời. Tào Thực dùng hình ảnh ẩn dụ của “Mật Phi – thần của Lạc Thủy” để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Lạc.
Người đời sau thậm chí đã nghi ngờ giữa Tào Thực và chị dâu đã có một cuộc tình lãng mạn nhưng không thành, khiến em trai Ngụy Văn Đế một đời đau khổ. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Chân Lạc sinh năm 182, thời Hán Linh Đế, người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Cha của Chân Lạc mất năm nàng 3 tuổi. Đến 9 tuổi, Chân Lạc trở nên vô cùng thông minh, biết cách tự học chữ đọc sách.
Sau này, khi đến tuổi thành thân, Chân Lạc được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy.
Viên Thiệu và Tào Tháo được ví như Chu Du với Khổng Minh. Không có Gia Cát Lượng và Tào Tháo, Viên Thiệu, Chu Du chắc chắn trở thành vô địch theien hạ.
Tại đại chiến Quan Độ, cha con Viên Thiệu thất bại trước liên quân của 18 chư hầu Quan Đông. Vài năm sau, cha con họ Viên qua đời.
Tào gia sóng gió vì người đẹp
Trong vị thế phe thắng trận, Tào Tháo vốn đã chú ý tới sắc đẹp của “Lạc Thần” Chân Lạc. Trước khi tiêu diệt Viên gia, Tào đã toan tính hòng bắt mỹ nhân về tay mình. Tiếc rằng, con trai ông là Tào Phi cũng mê mẩn trước Chân Thị.
44_zps9b782df9
“Lạc Thần Phú” được các nhà phân tích văn học trong lịch sử Trung Quốc nhận định là tác phẩm nói về mỹ nhân Chân Lạc.

Sau khi công hạ Nghiệp Thành, Tào Phi lập tức đưa 1000 binh mã xông vào Viên phủ cướp bóc. Lần đầu gặp nàng Chân Lạc tại đây, Tào Phi đã “hồn xiêu phách lạc”. Năm đó, Tào Phi mới 17 tuổi, ông ra sức cầu xin cha được… lấy Chân Lạc làm vợ.

Trước “sự đã rồi”, Tào Tháo buộc phải chấp thuận hôn sự của Tào Phi.
Hồng nhan bạc mệnh
Cuộc hôn nhân của Chân Lạc với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà “kẻ diệt Ngụy” Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.
Tuy nhiên, Chân Thị vốn lớn hơn Ngụy Văn Đế tới 5 tuổi, nhan sắc không tránh khỏi suy giảm theo thời gian. Dần dần, Tào Phi chán ghét hoàng hậu và chuyển sang sủng ái các phi tần trẻ tuổi hơn.
Chân Lạc vốn là người khảng khái, bà bất mãn với thái độ của Tào Phi và nhiều lần lên tiếng chất vấn, thậm chí làm thơ để phản đối nhà vua.
Hành động của Chân Hoàng hậu khiến Tào Phi nổi giận, cuối cùng quyết định ban cho một chén rượu độc. Chân Lạc qua đời bị Tào Phi ra lệnh lấy tóc che kín mặt mũi, mục đích để bà “xuống Âm phủ cũng không có mặt mũi gặp ai”.
Mãi tới khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ lên ngôi thì Chân Lạc mới được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu. “Lạc Thần Phú” mà Tào Thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.

 

 

 

Tào Tháo: Vừa thoát họa Đổng Trác đã “sa” vào tay “minh chủ óc bã đậu”


Do chính trị nhà Hán thối nát, khiến Tào Tháo không làm được “năng thần (bề tôi giỏi) thời bình”, trái lại, ông ta gặp thời loạn.

Những người có chí, có tài thì không chọn lối ứng xử như Đổng Trác, Viên Thiệu, Viên Thuật. Còn Tào Tháo thì sự lựa chọn đầu tiên của ông là “anh hùng thời loạn”. Có thể minh chứng bằng những sự việc ông làm sau đó.

Đào tẩu trong đêm

Năm Trung Bình thứ sáu đời Hán Linh đế (189 sau CN), Linh đế chết, Đổng Trác vào Kinh, phế Thiếu đế Lưu Biện làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi Hoàng đế, đó là Hán Hiến đế. Kinh đô lập tức đại loạn.

Lúc này, Tào Tháo đang ở trong triều, giữ chức Điển quân Hiệu úy, một trong tám Úy của đội quân Tây Viên. Quân Tây Viên do Hán Linh đế thành lập tháng 8 năm Trung Bình thứ năm (188 sau CN), gần như quân cận vệ của triều đình. Chỉ huy quân Tây Viên gồm 8 Hiệu úy, cầm đầu là hoạn quan Kiển Thạc có chú ruột bị Tào Tháo đánh chết. Ông ta chức vụ cao nhất: Thượng quân Hiệu úy. Xếp dưới Kiển Thạc là Hổ bôn trung lang tướng Viên Thiệu, chức Trung quân Hiệu úy. Tào Tháo xếp thứ tư, dưới Hạ quân Hiệu úy Bão Hồng.

So với thời làm cấp “Huyện phó kiêm Cục trưởng Công an huyện” ở Lạc Dương Bắc bộ úy, thì nay Tháo đã là quan to. Có lẽ Đổng Trác cũng biết Tào Tháo là người có tài, đề bạt ông ta lên chức Kiêu kỵ Hiệu úy, ngỏ ý cùng mưu việc lớn (dục dữ kế sự). Tào Tháo rất nhạy bén về chính trị, lại nhìn xa trông rộng, đoán chắc Đổng Trác sớm muộn sẽ bị cái họa diệt thân, nên không nhận lời, đổi họ thay tên, ngay trong đêm rời Lạc Dương bỏ chạy về quê. Chuyện giết cả nhà Lã Bá Xa xảy ra chính là trong cái đêm đào tẩu đó.

Thoát ngục tù trong gang tấc

Có điều, Tháo chạy đã nhanh, nhưng lệnh truy nã còn nhanh hơn. Rời Lạc Dương ra khỏi Lao Hổ quan (nay là huyện Chủng Dương, tỉnh Hà Nam) đến huyện Trung Tê (nay là thành phố Trịnh Châu), ông ta bị viên Đình trưởng tép riu (một chức dưới Xã trên Thôn) bắt giữ vị bị nghi là tội phạm, giải lên huyện qui án.

Lúc này lệnh truy nã của Đổng Trác đã về đến huyện. Tuy Tào Tháo một mực không nhận, nhưng đám thơ lại ở huyện vẫn nhận ra ông ta. Họ nghĩ rằng thời loạn không nên giết người tài, nên thuyết phục viên Huyện lệnh tha Tào Tháo. Tam quốc diễn nghĩa nói viên Huyện lệnh đó là Trần Cung. Điều này không đúng! Trần Cung chưa bao giờ làm Huyện lệnh huyện Trung Tê. Các sách đều không chép viên Huyện lệnh đó tên là gì. Nhưng có điều chắc chắn rằng Đổng Trác đã mất lòng dân, mà Tào Tháo chống Đổng Trác, ông ta được coi là anh hùng.

Được tài trợ, khởi sự chống Đổng Trác

Chạy đến Trần Lưu (nay là khu vực đông nam thành phố Khai Phong) thì Tào Tháo dừng chân, vì được một vị Hiếu Liêm tên Vệ Tư tài trợ một khoản tiền lớn. Điều này rất quan trọng. Vì thời Tam quốc, rất nhiều anh hùng như Lưu Bị đều bắt đầu khởi nghiệp từ tài trợ. Người có tiền thông qua tài trợ để tham dự chính quyền. Chuyện này đã trở thành truyền thống trong xã hội cổ đại Trung Quốc.

Có tiền trong tay, Tào Tháo chiêu binh mãi mã, thành lập nghĩa quân và tuyên bố khởi nghĩa tại Kỷ Ngô (nay là huyện Ninh Lăng, tỉnh Hà Nam), quân sĩ có năm nghìn người. Đó là vào tháng 12 năm Trung Bình thứ sáu (189 sau CN). Là người đầu tiên dựng cờ khởi nghĩa chống Đổng Trác, ông ta bắt đầu sự nghiệp của người anh hùng.

Cùng khởi nghĩa với Tào Tháo còn có Trương Mạc, một bạn cũ. Tam quốc chí. Trương Mạc truyệnchép: Loạn Đổng Trác, Thái tổ cùng Trương Mạc khởi nghĩa (Đổng Trác chi loạn, Thái tổ dữ Trương Mạc cử nghĩa). Nội ngoại họ Tào đều ủng hộ Tào Tháo. Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Hưu, Tào Chân, rồi thì Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên… kéo đến giúp rập, trở thành những bộ tướng đắc lực.

Lĩnh chức quan “hy sinh dẹp loạn, đền nợ nước”

Hành động vì nghĩa của Tào Tháo được khắp nơi hưởng ứng. Các lộ chư hầu đều hăng hái thảo phạt Đổng Trác, khôi phục nhà Hán. Năm Sơ Bình thứ nhất đời Hiến đế (190 sau CN), Hậu tướng quân Viên Thuật, Ký Châu mục Hàn Phức, Dự Châu Thứ sử Khổng Trục, Cổn Châu Thứ sử Lưu Đại, Hà Nội Thái thú Vương Khuông, Bột Hải Thái thú Viên Thiệu, Trần Lưu Thái thú Trương Mạc, Đông quận Thái thú Kiều Mạo, Sơn Dương Thái thú Viên Di, Tế Bắc tướng Bão Tín… đồng loạt khởi nghĩa và thành lập liên quân, tôn Viên Thiệu làm minh chủ. Liên quân ở phía đông Hàm Cốc quan, nên gọi là quân Quan Đông, còn Đổng Trác ở phía Tây Hàm Cốc quan, nên gọi là quân Tây Bắc.

Tam quốc diễn nghĩa nói Tào Tháo là người hô hào thành lập liên quân (phát kiểu chiếu chư hầu ứng Tào công). Không phải vậy! Ông ta cự tuyệt Đổng Trác (đồng nghĩa với không tuân lệnh triều đình), liền trở thành tội phạm của triều đình (khâm phạm), bị truy nã, mất hết chức tước, quân lính cũng không nhiều, không đủ tư cách phát đi lời hiệu triệu. Việc hô hào lập liên quân thì có, nhưng do Thái thú Đông quận là Kiều Mạo làm, không phải Tào Tháo. Rõ ràng nhất là trong danh sách liên quân Quan Đông không có tên Tào Tháo. Người đầu tiên phong chức cho Tào Tháo là Viên Thiệu. Thiệu cho Tháo làm “Hành (quyền) Phấn vũ tướng quân”. Tháo nhận chức này vì ý nghĩa của nó là phấn đấu hy sinh dẹp loạn, đền nợ nước.

Viên Thiệu – ngôi sao trong thời loạn?

Nhưng lần này, Tháo lại thất vọng.

Trước hết, Viên Thiệu phải nói là rất hợp với chức minh chủ. Quân Quan Đông bầu ông ta làm minh chủ là có lí do.

Viên Thiệu xuất thân quyền quí,“bốn đời Tam công”, nghĩa là cha ông Thiệu đã bốn đời làm đến chức Tam công (cụ tổ Viên An là Tư Đồ thời Chương đế; ông trẻ Viên Sưởng là Tư Không; ông nội Viên Thang từng là Tư Không, Tư Đồ, Thái úy; bố là Viên Phùng, Tư Không; chú là Viên Ngỗi, Thái phó). Đó là một dòng họ uy danh hiển hách. Thời Đông Hán, ba chức Thái úy, Tư Đồ, Tư Không gọi gộp là “Tam công”. Địa vị của Tam công chỉ kém Hoàng đế, “dưới một người, trên muôn người”. Bốn đời Tam công, môn sinh khắp thiên hạ, mối quan hệ ấy rất thuận cho người làm chính trị.

Bản thân Viên Thiệu cũng rất hợp. Ông ta khôi ngô tuấn tú (hữu tư mạo uy dung), đối xử cũng được (năng chiết tiết hạ sĩ), quan hệ rộng (sĩ đa phò chi). Điều quan trọng nhất là ông ta chống Đổng Trác, khiến thiên hạ nể trọng.

Khi Đổng Trác truất Thiếu đế (Lưu Biện), lập Trần Lưu vương (Lưu Hiệp) có triệu Viên Thiệu đến thương nghị, nói rằng giống nhà họ Lưu không đáng giữ lại (Lưu thị chủng bất túc phục di), có nghĩa là phải lật đổ vương triều Hán, Viên Thiệu bác bỏ tại chỗ.

ecd0d45b8e238cca2467f5c7a43aea21

Tam quốc chí, Viên Thiệu truyện, chép Viên Thiệu không nghe, tay nắm đốc kiếm mà đi ra (Thiệu bất ứng, hoành đao trường nhiếp nhi khứ). Hiến đế xuân thu thì lại chép Thiệu từ chối thẳng thừng. Đổng Trác cả giận, chửi: “Thằng ranh con, chuyện lớn trong thiên hạ, chẳng lẽ ta nói chơi hay sao. Người cho rằng gươm của Đổng Trác không sắc?”. Viên Thiệu cũng rút kiếm ra: “Dưới gầm trời này, chẳng lẽ chỉ gươm của ông mới sắc?”. Bùi Tùng Chi cho rằng Hiến đế xuân thu chép vậy chưa chắc đã thực, nhưng chuyện Thiệu chống lại Đổng Trác thì có thật, vì chống Đổng Trác mà rời kinh thành là chuyện có thật. Do vậy mà Viên Thiệu rất được trọng vọng.

Những sai lầm ghê gớm “của minh chủ óc bã đậu”

Nhưng Viên Thiệu là kẻ đầu óc “bã đậu”. Loạn Đổng Trác do chính ông ta gây ra. Sau khi Linh đế chết, mâu thuẫn giữa các quan trong triều với bọn hoạn quan trở nên gay gắt, hai bên ra sức tàn sát lẫn nhau. Đại tướng Hà Tiến ra tay trước, giết phăng kẻ cầm đầu hoạn quan là Kiển Thạc, tiếp quản Thượng quân.

Lúc này, Viên Thiệu khuyên Hà Tiến nên dấn tới, giết sạch bọn hoạn quan, nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. Nhưng Hà Tiến có điều khó nghĩ: Em gái Hà Tiến là Hà Thái hậu không tán thành. Hà Thái hậu năm xưa đầu độc giết Vương mỹ nhân – mẹ đẻ Lưu Hiệp, may nhờ bọn hoạn quan ra sức khuyên can nên thoát tội, không bị Linh đế phế truất. Vì chuyện ấy, Hà Thái hậu không đồng ý giết bọn hoạn quan. Vậy là Viên Thiệu lại bày một kế khác: Triệu về kinh các tướng lĩnh miền Tây, nhất là Tính Châu mục Đổng Trác, để gây sức ép với Hà Thái hậu. Và thế là Đổng Trác được triệu về Lạc Dương.

Triệu Đổng Trác về kinh là một kế ngu xuẩn. Ai cũng biết câu: “Với ma quỉ, rước dễ đuổi khó”, huống hồ lại là hung thần Đổng Trác. Hơn nữa, lại là chuyện không cần thiết. Theo Tam quốc chí. Võ đế kỷ, khi nghe tin nói trên, Tào Tháo cười, nói rằng, giải quyết chuyện hoạn quan thì có khó gì, triệt vài tên đầu sỏ là xong. Công việc này chỉ một tên cai ngục làm là đủ, “việc gì phải triệu hồi tướng ngoài biên ải?”. Hậu quả: Đổng Trác chưa về kinh, Hà Tiến đã bị hoạn quan giết; Đổng Trác về kinh, vua bị phế, Thái hậu bị đầu độc, Lạc Dương biến thành biển lửa. Tất cả là do Viên Thiệu, tội của Viên Thiệu.

Ai không có râu đều bị giết

Chưa phải đã hết, cũng do dốt, Viên Thiệu còn phạm thêm một sai lầm nghiêm trọng nữa.

Ông ta không thể khống chế thế lực gian ác đã đành, ngay cả đem “quân nhân nghĩa”, “quân cần vương” về triều cũng không cần thiết. Đúng như Tào Tháo nhận xét, bọn hoạn quan đắc thế là do được nhà vua tin dùng. Nếu nhà vua không tin dùng, bọn này chẳng làm nên trò trống gì. Giết gà cần gì đến dao mổ trâu, huống hồ con dao đó lại không có trong tay. Lính tráng là hung khí. Kiếm không được tùy tiện tuốt khỏi vỏ. Kiếm tuốt khỏi vỏ là đổ máu. Và không có gà thì sẽ giết trâu. Chính Hà Tiến và Viên Thiệu là những con trâu bị giết. Nếu như Viên Thiệu không chủ trương giết sạch hoạn quan khiến bọn Trương Nhượng bị dồn vào chân tường thì đâu đến nỗi! Chó cùng rứt giậu, lẽ ra Hà Tiến không toi mạng.

Đành rằng đảo chính cung đình toàn những thủ đoạn tàn độc, nhưng không thể do những kẻ uống máu người không tanh chủ trì, càng không được giết hại những người vô tội. Sự tàn sát dã man thế tất đẻ ra những kẻ chống đối hung hãn. Trên thực tế, cái gọi là đấu tranh chính trị, thực chất là đảo chính về nhân sự, đi tới quyền lực cân bằng,mối quan hệ giữa người và người được điều chỉnh. Được nhiều người ủng hộ thì thắng lợi càng lớn, vậy nên đoàn kết càng rộng rãi càng tốt, trừng trị tên đầu sỏ, khoan hồng kẻ theo đuôi. Không như bọn Viên Thiệu, bất kể ất giáp, gặp hoạn quan là giết. Huống hồ trong số thái giám có những người tốt, sao lại giết họ?

Sau khi Hà Tiến bị giết, Viên Thiệu đem quân vào kinh, gặp người không có râu là giết, rất nhiều thanh niên đành cởi truồng để chứng minh không phải hoạn quan. Tam quốc chí. Viên Thiệu truyện chép: Người ta cởi truồng để thoát nạn (tự phát lộ hình thể nhi hậu đắc miễn). Đó là Viên Thiệu tự tạo kẻ thù. Người nào quá nhiều kẻ thù, chắc chắn không có kết cục tốt đẹp. Vì vậy Tào tháo mới nói: “Ta đã thấy trước Viên Thiệu thất bại!”.

Như vậy vừa thoát họa Đổng Trác, Tào Tháo đã sa vào dưới trướng của “minh chủ óc bã đậu”

Theo Tràng Giang/Gia đình & Xã hội

 

 

 

 

 

“Bật mí” về hồng nhan tri kỷ của Tào Tháo


Mỹ nhân mà Tào Tháo xem như hồng nhan tri kỷ của đời mình… cuối cùng có kết cục bi thảm.

Hồng nhan tri kỷ của Tào Tháo

Tào Tháo được mệnh danh là “gian hùng” không thiếu gì cung tần mỹ nữ. Theo truyền thuyết, ngoài Đinh phu nhân – người vợ thuở kết tóc se tơ và hai mỹ nhân xinh đẹp nhất thời ấy là Đại Kiều, Tiểu Kiều – Tào Tháo còn có một mỹ nhân hồng nhan tri kỷ là một ca kỹ tài sắc vẹn toàn ở đất Lạc Dương tên là Lai Oanh Nhi.

Lai Oanh Nhi vốn là một ca kỹ tài sắc, có giọng hát và tài ca vũ khiến bao văn nhân quân tử mê muội. Tào Tháo nghe tiếng Oanh Nhi bèn cải trang đến để nghe nàng hát và say mê ngay khi nhìn thấy nàng.

Sau biến cố Đổng Trác phóng hỏa đốt Lạc Dương, Lai Oanh Nhi rơi vào cảnh bơ vơ, và Tào Tháo đã ra tay giúp đỡ nàng trong hoàn cảnh ấy. Từ đó giai nhân đã rong ruổi theo Tào Tháo nhiều lần đi chinh phạt, nay đây mai đó, lấy tiếng hát xoa dịu sự cô đơn cho Tào Tháo gian hùng.

Chính Tào Tháo cũng xem Lai Oanh Nhi như một hồng nhan tri kỷ hiếm gặp.

dai-cong-chua

Nhưng Lai Oanh Nhi lại vượt qua sợ hãi kẻ gian hùng như Tào Tháo và để ý đến một thị vệ tên là Vương Đồ trong phủ của Tào Tháo. Họ trở thành tình nhân quấn quít bên nhau.

Vì quá say mê trong men tình, Vương Đồ đã quên mất nhiệm vụ thám thính thực hư lẫn nơi tích trữ lương thực của địch mà Tào Tháo giao phó nên đã bị xử tội chém đầu.

Lai Oanh Nhi không cam lòng để người tình chết, nàng quỳ trước mặt Tào Tháo xin tha tội chết cho Vương Đồ. Dù rất tức giận, nhưng một Tào Tháo gian hùng cũng động lòng thương, mở đường ra cho nàng một con đường sống nên ra điều kiện: Trong vòng một tháng, Oanh Nhi phải huấn luyện được nhóm ca vũ có đủ tài nghệ như nàng rồi sau đó muốn chết cũng chưa muộn.

Lai Oanh Nhi dốc hết tâm lực đào tạo các ca kỹ bằng tất cả kinh nghiệm, kỹ năng của mình. Tào Tháo vô cùng cảm động bởi ông thấy được sự chân tình mà Oanh Nhi dành cho Vương Đồ – điều mà một tướng quân lừng lẫy như ông vẫn chưa bao giờ có được.

Sau này, Tào Tháo có ý tha tội chết cho Oanh Nhi và Vương Đồ với mong muốn để họ được sống bên nhau. Nhưng khi Oanh Nhi đã được thả ra, Vương Đồ ở trong lao phủ đã thú nhận với Tào Tháo rằng, hắn chỉ xem Oanh Nhi như là một cuộc vui thoáng qua chứ chẳng hề yêu đương. Quá tức giận với gã họ Sở, nhưng vì đã trót hứa tha tội chết cho Vương Đồ nên Tào Tháo đành phải đuổi Vương Đồ ra khỏi phủ chứ không giết.

Dù rất phẫn nộ thay cho Oanh Nhi, nhưng Tào Tháo vẫn không đem hết sự tình kể lại cho nàng. Sau khi Lai Oanh Nhi bỏ đi, Tào Tháo đã buồn bã đến mức không cầm được nước mắt.

Chuyện hồng nhan tri kỷ Lai Oanh Nhi của Tào Tháo sau này được bàn tán nhiều, hầu hết cho rằng ngoài vẻ mưu mô, gian xảo, Tào Tháo vẫn là một anh hùng cô độc và sống tình cảm. Lẽ ra với quyền lực và tính cách gian ác Tào Tháo đã đem đến Lai Oanh Nhi một hình phạt tàn khốc nhất. Nhưng mỹ nhân – hồng nhan tri kỷ Lai Oanh Nhi vẫn được ông ưu ái tha tội chết, thậm chí còn muốn nàng ở lại trong phủ để xoa dịu nỗi cô đơn của mình.

Lai Oanh Nhi được Tào Tháo xem là hồng nhan tri kỷ, nhưng nàng lại đem lòng yêu người khác. Cuối đời, hồng nhan tri kỷ mà Tào Tháo yêu mến có kết thúc không tốt đẹp nên đã để lại cho Tào Tháo một nỗi day dứt khôn nguôi.

Theo Tràng Giang/Gia đình & Xã hội